I. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu
1. Mục đích
Nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, đẩy mạnh việc thực hiện văn hóa giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô.
Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp vận tải và người dân về ý thức chấp hành pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông; tăng cường trật tự, văn minh đô thị.
2. Ý nghĩa
- Giáo dục kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên khi tham gia giao thông, góp phần xây dựng văn hóa giao thông.
- Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông, nhất là việc xây dựng văn hóa giao thông trong học sinh, sinh viên, thanh, thiếu niên.
- Tuyên truyền đến gia đình và cộng đồng về ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.
- Góp phần đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên Thủ đô.
- Thông qua Cuộc thi, phát hiện các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt về văn hóa giao thông; các giải pháp góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
3. Yêu cầu
Quá trình tổ chức Cuộc thi, Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi phải tuân thủ các quy định của UBND thành phố Hà Nội, của Ban Tổ chức Chương trình
II. Nội dung, đối tượng và hình thức thi
1. Nội dung
- Nội dung bài dự thi bao gồm các chủ đề liên quan đến việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông, với mục tiêu tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và của từng người dân Thủ đô.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân về xây dựng văn minh đô thị, văn hóa giao thông.
- Phản ánh thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng ùn tắc, tai nạn, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, các quy định liên quan đến lĩnh vực an toàn giao thông Thủ đô, trật tự văn minh đô thị.
- Phát hiện, biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân điển hình có những đóng góp giữ gìn trật tự, văn minh đô thị, vì an toàn giao thông Thủ đô…; Phê phán các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông, góp phần xây dựng văn hóa giao thông, thanh lịch văn minh của Người Hà Nội.
2. Đối tượng dự thi
- Cán bộ nhân viên, người lao động, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Yêu cầu về tác phẩm dự thi
- Tác phẩm dự thi phải có nội dung chân thật, không vi phạm các quy định của pháp luật. Tác giả dự thi phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác của nội dung bài viết (ghi rõ nguồn trong trường hợp tác phẩm gửi dự thi có sử dụng tư liệu từ nguồn khác).
- Tác phẩm dự thi sử dụng tiếng Việt, ghi rõ thông tin về cá nhân tác giả: Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại, số căn cước công dân, email.
- Một tác giả gửi tối đa 03 bài dự thi.
- Mỗi bài viết không quá 1.200 từ, có thể kèm các hình ảnh minh họa có trích dẫn nguồn (không nhận tác phẩm viết tay, bản giấy in) bắt buộc phải đánh máy, gửi qua phần mềm dự thi trên trang: giaothonghanoi.kinhtedothi.vn.
- Tác phẩm dự thi phải là tác phẩm chưa được sử dụng trên bất kỳ báo, tạp chí hoặc phương tiện thông tin đại chúng nào và chưa tham gia bất kỳ cuộc thi nào.
- Tác phẩm dự thi được chọn đăng trên các ấn phẩm Báo Kinh tế & Đô thị sẽ được trả nhuận bút theo chế độ hiện hành.
- Ban Tổ chức không trả lại bài đã tham gia dự thi.
III. Thời hạn dự thi và cơ cấu giải thưởng
1. Thời hạn:
- Ban Tổ chức bắt đầu nhận bài dự thi từ ngày 15/9/2024 đến hết ngày 15/11/2024.
2. Địa chỉ nhận bài dự thi: giaothonghanoi.kinhtedothi.vn
3. Cơ cấu giải thưởng:
- Tác phẩm đạt giải có Giấy chứng nhận của Ban tổ chức và tiền thưởng. Tổng trị giá từng giải cụ thể như sau:
1 giải Đặc biệt, trị giá: 12.000.000 đồng
1 giải Nhất, trị giá: 6.000.000 đồng
2 giải Nhì, trị giá mỗi giải: 3.000.000 đồng
5 giải Ba, trị giá mỗi giải: 2.000.000 đồng
10 giải Khuyến khích, trị giá mỗi giải: 1.000.000 đồng
Căn cứ vào số lượng bài dự thi, Ban tổ chức sẽ trao các tặng thưởng tập thể cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có nhiều bài dự thi.
IV. Những quy định khác
- Danh sách tác phẩm đạt giải sẽ được công bố trên các ấn phẩm của báo Kinh tế & Đô thị.
- Khi đến nhận giải thưởng, cá nhân đạt giải phải mang theo Căn cước công dân, hoặc giấy ủy quyền hợp pháp. Trường hợp không đến nhận giải, Ban Tổ chức sẽ gửi giải thưởng qua đường bưu điện.